Đền Hùng Phú Thọ – Viếng thăm cội nguồn

Ngày đăng 31 Tháng Bảy, 2023
Đánh giá
0.0
Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn

Đặt chân đến vùng đất Tổ linh thiêng, cớ sao quên ghé viếng thăm Đền Hùng. Nơi đây chứa đựng bao dấu ấn lịch sử, chứng kiến sự thay đổi của thời kỳ dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta.

Tổng quan về di tích lịch sử đền Hùng

Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. 

khu du lich bach hac ben got 2 Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Đền Hùng

Thời xa xưa, với địa thế đồi núi, ao hồ lại có phù sa phì nhiêu màu mỡ nên vua Hùng đã lựa chọn vùng đất này làm kinh đô Văn Lang. Đến nay, núi Hùng vẫn giữ được nhiều nét hoang sơ của rừng nhiệt đới với hơn 150 loài thảo mộc, nhiều cây đại thụ vững chãi như: thiên tuế, đa, trò, thông…

Đền Hùng bao gồm nhiều đền thờ nằm từ chân núi đến đỉnh núi. Theo dòng chảy của thời gian nhiều di tích đã được tu sửa và xây dựng bổ sung. Ngày 6/12/2012 trở thành dấu mốc quan trọng khi UNESCO chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây không chỉ là niềm vinh dự của riêng người dân vùng đất Tổ mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc Việt.

Thời gian phù hợp để tham gia đền Hùng là khi nào?

Thời điểm lý tưởng để ghé thăm đền Hùng là dịp đầu năm. Khi tiết trời mát mẻ, pha chút se lạnh mùa xuân, quãng đường di chuyển sẽ không quá mệt mỏi. 

Đặc biệt, Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10/3 (Âm lịch) hàng năm được tổ chức vô cùng hoành tráng, người dân từ mọi miền Tổ quốc nô nức về đền Hùng viếng thăm. Nếu bạn đi du lịch vào dịp này, bạn sẽ có cơ hội hòa mình với bầu không khí rộn ràng, náo nức, cảm nhận được đầy đủ nét đẹp của văn hóa Việt Nam ta.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến thăm đền Hùng vào bất cứ thời điểm nào trong năm nếu yêu thích sự tĩnh lặng, yên ả.

Cách di chuyển đến đền Hùng

Tùy theo nhu cầu và sở thích du khách có thể lựa chọn một trong cách phương tiện sau đây

Phương tiện cá nhân

Tuyến đường thứ nhất là men theo quốc lộ 32C – Cầu Trung Hà – Cầu Phong Châu. Tuyến đường thứ hai đi dọc quốc lộ 2 – Vĩnh Phúc – cầu Việt Trì. Ngoài ra phương án khác tiết kiệm thời gian hơn là Cao tốc Nội Bài – Lào Cai – nút giao Phù Ninh – rẽ trái đến đền Hùng

khu du lich bach hac ben got4 Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Phương tiện di chuyển

Đường bộ

Xuống ga Việt Trì rồi đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt xe buýt số 19, tuyến buýt này sẽ đi ngang qua gần Đền Hùng. Xuống ga Tiên Kiên (Lâm Thao) rồi đi xe ôm  hoặc taxi vào Đền Hùng (từ đây vào đền Hùng còn khoảng 4km).

Đường sắt

Lựa chọn chuyến tàu SP3 hoặc YB3. Nếu đi chuyến SP3 sẽ xuất phát lúc 22h tại Hà Nội và 23h50 đến ga Việt Trì. Chuyến YB3 từ Hà Nội xuất phát lúc 6h10 và 8h20 đến ga Việt Trì, 8h55 đến ga Tiên Kiên. Khi đã đến ga Việt Trì du khách có thể gọi taxi hoặc xe ôm để di chuyển tới đền Hùng.

Các địa điểm tham quan nổi bật tại đền Hùng

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ 

Được xây dựng từ năm 2004 trên đỉnh núi Ốc Sơn, đền thờ Mẹ Âu Cơ cùng 2 vị Lạc Hầu, Lạc Tướng. Kiến trúc đền theo kiểu truyền thống với hệ thống xà, cột, dui, hoành hoàn toàn bằng gỗ lim, nền lát gạch bát, ngói mũi hài. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu. Bên cạnh khu vực đền chính là nhà Hữu Vũ, Tả Vũ, Trụ Biểu, Nhà Bia, Tứ Trụ, hoa viên, Cổng Tam Quan.

Den To Mau Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Đền Tổ Mẫu

Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm 2003. 

Bao tang Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Bảo tàng Hùng Vương

Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.

Đền Hạ 

Den Ha Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Đền Hạ

Tương truyền là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ sinh ra 100 trứng, cái ý nghĩa “đồng bào” cũng bắt nguồn từ sự tích này. Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII – XVIII theo kiểu chữ “nhị” gồm hậu cung và tiền bái. Kiến trúc thuần Việt, trang trí bằng các bức phù điêu, một bên ngựa, một bên voi. Phía sau đền vẫn còn dấu tích “Mắt Rồng” chính là khu vực mẹ Âu Cơ nằm ấp trứng.

Chùa Thiên Quang 

Ngôi chùa xưa có tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi thành Chùa Thiên Quan. Chùa xây theo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc gồm 2 gian thiêu hương, 5 gian tiền đường, 3 gian tam bảo và nhà Tổ. 

Chua Thien Quang voi kien truc noi cong ngoai quoc Đền Hùng Phú Thọ - Viếng thăm cội nguồn
Chùa Thiên Quang với kiến trúc nội công ngoại quốc

Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. 

Chùa còn có một gác chuông – xây dựng vào thế kỷ XVII – treo quả chuông ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”

Đền Giếng 

Đền Giếng
Đền Giếng

Đền Giếng còn có tên tự Ngọc Tỉnh, tương truyền là nơi công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thường ngồi vấn tóc, soi gương. Hai vị đã có công trị thủy, dạy dân cách trồng lúa nước nên được nhân dân tôn kính lập đền thờ muôn đời. Đền có 3 gian thiết kế theo kiểu chữ “công” bao gồm 3 gian hậu cung, 3 gian tiền bái, 2 nhà oản và 1 chuôi vồ.

Chần chờ gì nữa, xách balo lên và làm một chuyến hành trình “tìm về nguồn cội” ngay thôi cả nhà ơi!

    Để lại đánh giá cho địa điểm này

    Click đánh giá

    Bằng cách tạo tài khoản bạn Đã đồng ý với Điều khoản sử dụng & chính sách bảo mật của chúng tôi

    Đây có phải là địa điểm bạn sở hữu ?

    Report địa điểm là cách tốt nhất để quản lý và bảo vệ doanh nghiệp của bạn.

    Claim it now!

    Claim This Listing

    Yêu cầu danh sách của bạn để quản lý trang danh sách. Bạn sẽ có quyền truy cập vào trang tổng quan danh sách, nơi bạn có thể tải ảnh lên, thay đổi nội dung danh sách và hơn thế nữa.